Ti vi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn trong nhiều gia đình. Trong nội quy gia đình, hãy đặt ra một quy định về việc xem ti vi và tuân thủ đúng như thế.
Hệ giá trị và thế giới quan của trẻ được định hình dưới tác động của bốn nguồn ảnh hưởng văn hóa: gia đình, trường học, các tổ chức tôn giáo và những nhóm đồng trang lứa. Ngày nay, truyền hình là nguồn ảnh hưởng thứ năm và có tác động mạnh mẽ không ngờ, vậy nhưng chúng ta vẫn chưa nhận thức đẩy đủ và kiểm soát được tầm ảnh hưởng của nó đối với con cái mình. Vấn đề càng trầm trọng hơn bởi có rất nhiều gia đình thậm trí còn dùng ti vi làm công cụ dỗ trẻ.
Cha mẹ thụ động
Việc để con tự do xem ti vi mà không có sự kiểm soát của cha mẹ sẽ làm phát sinh một số vấn đề. Bạo lực trên truyền hình là một vấn đề nghiêm trọng. Chỉ trong một năm, trẻ có thể xem hàng ngàn vụ giết người, đánh đấm, đâm xe và những vụ nổ trên không. Rõ rang, hệ giá trị và cách tiếp cận để giải quyết vấn đề mà nhiều nhà sản xuất coi là phù hợp thì đối với chúng ta nhiều khi lại không chấp nhận được. Một vấn đề thậm chí còn đáng ngại hơn là tính chất thôi miên của việc xem ti vi. Nhiều ông bố bà mẹ nhận thấy con mình có thể dán mắt vào chương trình truyền hình sang thứ bảy suốt nhiều giờ chẳng khác gì bị bỏ bùa.
Xem ti vi dù có tốt đến đâu chăng nữa vẫn chỉ là một hình thức giải trí thụ động, không đòi hỏi tư duy, không trí tưởng tượng và không cần nỗ lực. Không thể phủ nhận một số chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi thật sự có chất lượng tốt, nhưng đa số các chương trình phổ biến lại không đảm bảo về chất lượng.
Nội quy xem ti vi
Truyền hình chỉ có thể đem lại ảnh hưởng tốt khi xem một cách chừng mực và có sự chọn lọc kĩ càng. Trẻ không nhất thiết phải xem ti vi mới là giải trí. Hãy đặt ra một số quy định mà bạn thấy hợp lí. Hãy quyết định con được xem chương trình nào, và thời gian mỗi ngày con được ngồi trước màn hình tối đa là bao lâu. Nếu có điều kiện, hãy cho con lựa chọn: “Con có thể chọn xem những chương trình này nhưng mỗi ngày chỉ được xem tối đa ba chương trình thôi nhé. Vậy hôm nay con muốn xem gì nào?”
Khi đánh giá các chương trình truyền hình thương mại xem chúng có phù hợp cho con không, nhiều bậc cha mẹ cân nhắc tùy từng trường hợp. Đôi khi một chương trình có thể có giá trị nhưng lại có nội dung đáng ngại và dễ gây hiểu lầm. Trong trường hợp đó, cả giá đình nên cùng xem chương trình, sau đó bàn luận về những vấn đề còn khúc mắc.
Hãy lựa chọn băng đĩa phim, video trên internet có yếu tố giáo dục nhưng hạn chế thời gian cho con xem mỗi ngày.
Nội quy xem ti vi
Truyền hình chỉ có thể đem lại ảnh hưởng tốt khi xem một cách chừng mực và có sự chọn lọc kĩ càng. Trẻ không nhất thiết phải xem ti vi mới là giải trí. Hãy đặt ra một số quy định mà bạn thấy hợp lí. Hãy quyết định con được xem chương trình nào, và thời gian mỗi ngày con được ngồi trước màn hình tối đa là bao lâu. Nếu có điều kiện, hãy cho con lựa chọn: “Con có thể chọn xem những chương trình này nhưng mỗi ngày chỉ được xem tối đa ba chương trình thôi nhé. Vậy hôm nay con muốn xem gì nào?”
Khi đánh giá các chương trình truyền hình thương mại xem chúng có phù hợp cho con không, nhiều bậc cha mẹ cân nhắc tùy từng trường hợp. Đôi khi một chương trình có thể có giá trị nhưng lại có nội dung đáng ngại và dễ gây hiểu lầm. Trong trường hợp đó, cả giá đình nên cùng xem chương trình, sau đó bàn luận về những vấn đề còn khúc mắc.
Hãy lựa chọn băng đĩa phim, video trên internet có yếu tố giáo dục nhưng hạn chế thời gian cho con xem mỗi ngày.
nguồn: Tài liệu: Nuôi dạy con theo PP Montessori