Giai đoạn từ 1-2 tuổi - Kinh nghiệm thực tế được đúc rút khi dạy con

dạy con ở giai đoạn từ 1-2 tuổi

Giai đoạn 1-2 tuổi là thời kỳ có nhiều biến đổi nhất và luôn là thách thức cho cha mẹ khi nuôi dạy con ở giai đoạn này. Con bạn đã qua thời kỳ ăn dặm, bé đã khá hình thành tính cách tự lập. Tuy nhiên các mẹ Việt Nam với tính quá nuông chiều con, đặc biệt không dứt khoát, và thiếu kiên nhẫn nên ở giai đoạn này đôi khi gặp khó khăn với việc áp dụng phương pháp giáo dục từ 1-2 tuổi.

Bạn cần nghiêm khắc và dứt khoát trong một số trường hợp khi con nghịch những trò chơi nguy hiểm như: ổ điện, quạt điện…

Đặc biệt các bà mẹ Việt Nam hãy học các bà mẹ Pháp cách dùng từ “không” với con trẻ. Bạn hãy nhìn vào mắt con và nói thật dứt khoát từ” không” khi trẻ làm sai một số nguyên tắc hay ương bướng, nó sẽ tạo hiệu quả khá bất ngờ hơn bạn tưởng tượng.

Tính kiên nhẫn thì chúng ta phải học các bà mẹ Nhật, giai đoạn này lúc nào con bạn cũng muốn thử tất cả. Các mẹ hãy bình tĩnh quan sát, đừng vội vã ngăn cản hay mắng con. Nói lý thuyết thì rất dễ, nhưng khi chúng ta vào hoàn cảnh thực tế, cuộc sống đang rất nhiều lo toan, con chỉ cần nghịch hay làm đổ vỡ có lẽ các bà mẹ sẽ ra sức quát mắng hoặc thậm chí là đánh. Nhưng chúng ta phải sửa những điểm yếu đó, vì nó sẽ là yếu tố then chốt trong suốt thời kỳ của con để các mẹ có thể làm bạn, chia sẻ và chơi cùng con cũng như hiểu được tiềm năng của từng đứa trẻ. Kinh nghiệm là bạn hãy đưa ra cho mình nguyên tắc là suy nghĩ 30 giây trước khi định phản ứng bất kỳ điều gì với con trẻ. Và khi đó chắc chắn bạn sẽ nhớ tới đã từng đọc lời nhắc nhở này.

Có một câu chuyện như thế này: Một bà mẹ Nhật có một đứa con rất nghịch và đánh nhau với bạn, những người mẹ Nhật đó đã không đánh mắng con ngay trước mặt mọi người, mà nắm tay con thật chặt để con bình tĩnh qua lúc hoảng loạn đó.

Tính nuông chiều con có lẽ là phổ biến ở phụ nữ Việt Nam chúng ta, chẳng thế mà người Việt Nam mấy có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Câu đó có lẽ xuất phát từ đức tính nuông chiều con cái của chúng ta, và chúng ta cần phải sửa bắt đầu ngay khi con còn nhỏ. Ví dụ từ việc mua đồ chơi, quần áo, đồ ăn… cho con. Các bà mẹ Pháp mua rất ít đồ chơi vì muốn con tăng khả năng sáng tạo, và ngoài ra cần học kỹ năng sống từ môi trường xung quanh. Mẹ Việt Nam thì thường muốn con ăn những gì thật đắt tiền, mặc những gì thật sành điệu, nhưng điều này với con trẻ thật lãng phí. Có lẽ nếu con trẻ có thể nói lưu loát được sẽ yêu cầu mẹ chơi với con nhiều hơn thay vì mua nhiều đồ cho con.

Và sau này khi con 2 tuổi, khi bạn đọc phương pháp Montessori và áp dụng sẽ thấy những nguyên tắc trên vẫn luôn quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng trẻ. Mong các mẹ vững tâm để thay đổi từ chính mình!

nguồn: Dạy con kiểu Nhật

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong dịp tết và cách đề phòng, giúp mẹ “quẳng gánh lo” bé ốm

Tết Kỷ Hợi đang đến rất gần, mẹ đã lên kế hoạch để cả gia đình đi chơi Tết chưa? Tết đến, xuân về là thời gian để cả gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau đi du xuân, chúc tết người thân, bạn bè… Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng mải vui mà lơ là việc chăm sóc sức khỏe cho bé nhé! Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong dịp Tết và giải pháp phòng tránh cho trẻ, bố mẹ hãy “bỏ túi” ngay để chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt nhất trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới nhé!

Tết là một trong dịp cao điểm trẻ phải đối mặt với các bệnh viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,...
Không khí Tết đang rất cận kề. Nhiều mẹ đã lên kế hoạch để cả gia đình có một cái Tết thật vui, thật ý nghĩa bên cạnh người thân và bạn bè, bù đắp cho một năm bộn bề công việc. Tuy nhiên, Tết cũng là dịp những bé có sức đề kháng kém dễ ốm vặt khiến bố mẹ xoay xở không kịp, bao nhiêu kế hoạch đã được hoạch định sẵn trước cả tháng nhưng lại bị đổ vỡ vào phút chót.

Vì sao bé có nguy cơ cao bị ốm vào ngày Tết?

Những thay đổi trong sinh hoạt, vui chơi hay do đi lại nhiều dịp Tết dễ khiến trẻ nhỏ mắc phải các bệnh thường gặp như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,… Đó là nỗi lo chung của các ông bố bà mẹ có con nhỏ sức đề kháng kém, trẻ hay ốm vặt,…
Thay đổi giờ giấc sinh hoạt

Vào ngày Tết, các hoạt động chúc Tết, thăm hỏi người thân, họ hàng, bạn bè,… hoặc du xuân, vui chơi ngày Tết của bố mẹ và bé cùng với gia đình sẽ khiến giờ giấc sinh hoạt của bé bị đảo lộn rất nhiều: bé phải thức quá khuya, ngủ không đủ giấc, ăn uống không đúng giờ,…

Trẻ bị say tàu xe, phải đi lại nhiều

Khi phải di chuyển một chặng đường dài để về quê ăn tết bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay,… trẻ thường bị mệt mỏi, quấy khóc,… do say tàu xe. Sau chuyến đi, trẻ có thể bị ốm do sức đề kháng giảm sút, bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với môi trường đông người,…
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Chế độ dinh dưỡng của các bé vào ngày Tết thường không cân bằng, nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo nhưng thiếu vitamin, chất xơ và các khoáng chất có trong rau củ quả. Chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng như vậy dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy bụng,…), suy giảm sức đề kháng.


Thời tiết thay đổi thất thường


Ở miền Bắc, vào dịp Tết nguyên đán thời tiết thường thay đổi thất thường với những đợt lạnh sâu, do đó việc bé ra ngoài trời nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm sẽ dễ khiến trẻ có có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh đường hô hấp.


Tiếp xúc với môi trường đông người


Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tham gia các lễ hội, những nơi tụ tập đông người, vì đó chính là môi trường khiến trẻ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như cảm cúm, sốt virus,…


Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong dịp Tết


Dưới đây là các bệnh thường gặp ở các bé vào dịp Tết, mẹ nên lưu ý để có biện pháp đề phòng, bảo vệ sức khỏe cho bé nhé.
  • Viêm đường hô hấp trên và dưới
Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Vào ngày Tết, nếu ở miền Bắc thời tiết thường lạnh, thậm chí là rét đậm rét hại; thì ở miền Nam thời tiết nóng, trẻ có thói quen uống nước ngọt bảo quản lạnh hoặc nước đá khiến trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với các bệnh về đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng, ho, viêm mũi, cảm cúm,… Với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc không được điều trị kịp thời, bệnh dễ biến chứng nặng hơn, tiến triển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi,…) với nguy cơ suy hô hấp như sốt cao, khó thở, khò khè, da tím tái, co giật.
  • Rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn
Tết là dịp để cả gia đình sum họp, đoàn viên nên hầu như trong gia đình nào vào những ngày lễ này đều cũng “mâm cao cỗ đầy” với vô vàn đồ ăn ngon, bổ dưỡng. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng thường dẫn bé đi chơi, thăm thú các khu vui chơi, du lịch,… Do đó, trẻ thường ăn rất nhiều đồ ăn cùng lúc, ăn những đồ ăn lạ, đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là những thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn,…

Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, táo bón. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn, trẻ thường có triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy kéo dài xuất hiện sau khi ăn 1-3 giờ, trẻ nôn liên tục hoặc nôn nhiều lần trong ngày.
  • Dị ứng thức ăn hoặc dị ứng thời tiết
Với những trẻ có cơ địa dị ứng, việc đi lại nhiều, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn,… cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi, làm tăng nguy cơ trẻ bị dị ứng thời tiết. Những đồ ăn thức uống lạ trong ngày tết có thể khiến trẻ bị dị ứng thức ăn.

Giải pháp giúp ngăn ngừa ốm vặt cho trẻ ngày Tết


Bé khỏe mạnh, không ốm vặt sẽ giúp niềm vui sum họp ngày Tết của gia đình được trọn vẹn hơn. Và đó dường như cũng chính là mong mỏi lớn nhất đối với các bà mẹ có con nhỏ mỗi dịp Tết đến xuân sang. Mẹ hãy lưu lại và áp dụng các biện pháp hữu ích sau để giúp phòng ngừa ốm cho bé, để bé có một khởi đầu năm mới tươi vui, khỏe mạnh, cùng gia đình hân hoan đón Tết nhé!
  • Giữ ấm cho bé trong những ngày thời tiết lạnh, khi đi ra ngoài
Trước khi cho bé đi ra ngoài trời gió lạnh hoặc khi đi tàu xe, mẹ nhớ đừng quên trang bị đầy đủ mũ, khăn quàng, găng tay và đeo khẩu trang cho bé nhé. Khi đi ngoài trời, mẹ lưu ý nên chọn cho bé những chiếc áo khoác và mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, hãy thay quần áo cho bé thật nhanh, mặc đủ ấm cho bé và có thể cho bé uống một chút đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.

Nếu bé chạy nhảy, vui chơi nhiều, bị ra nhiều mồ hôi làm ướt áo, bố mẹ cần lau khô người và thay quần áo cho bé ngay để tránh mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể bé, khiến bé dễ bị cảm lạnh.
  • Cho bé ăn đồ ăn tươi ngon chế biến chín, khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng, uống nhiều nước
Dù ngày Tết bận rộn đến mấy mẹ cũng nên cố gắng chuẩn bị cho bé những bữa ăn tươi ngon, sạch sẽ, đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng: protein, lipid, vitamin và khoáng chất.

Ngày Tết, do đi lại thường xuyên và vận động nhiều, cơ thể bé sẽ cần cung cấp nhiều vitamin và nước hơn bình thường. Trái cây tươi, rau xanh là những thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Cần hạn chế cho trẻ ăn đồ nướng, các thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, lạp sườn, thịt xông khói,…), đồ ăn bảo quản lâu trong tủ lạnh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt, nước có gas.

Với bé sơ sinh, mẹ nên cho bé bú đủ cữ, đủ lượng, đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Cho bé ngủ đúng giờ, đủ giấc
Dù hoạt động vui chơi ngày Tết có thể khiến giờ giấc sinh hoạt của bé bị xáo trộn, bé ngủ muộn hoặc thức khuya hơn thường lệ, nhưng mẹ hãy cố gắng đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé, cho bé ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ
Bố mẹ cần chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ: thường xuyên tắm rửa vệ sinh toàn thân cho trẻ, rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi đi chơi ở ngoài về.

Tổng hợp

QUAN SÁT &THEO DÕI CON


Làm cha mẹ, chúng ta thường có cảm giác phải sai bảo con làm thế này thế kia, nhưng Montessori tin rằng ngược lại, ta nên dõi theo con.

Bạn dành bao nhiêu thời gian để quan sát con? Ý tôi không phải là quan sát kiểu nửa vời trong lúc bạn đang mải làm việc khác.Tôi muốn nói là tập trung toàn bọ sự chú ý của bạn vào con trong một khoảng thời gian tương đối dài. Để bắt đầu áp dụng các nguyên tắc của Montessori trong gia đình bạn, không có cách nào tốt hơn là ngồi xuống và quan sát xem con nhìn đi đâu, con nói gì, con làm gì. Trẻ nhỏ có thể cho ta biết nhiều điều về các nhu cầu và mối quan tâm của chúng nếu ta chịu dành thời gian chú ý.

QUAN SÁT NHƯ THẾ NÀO?
Có thể bạn sẽ thấy cần một cuốn sổ tay hoặc nhật ký để ghi chép và lưu lại những điều mình quan sát được. Hãy đều đặn dành chút thời gian quan sát con. Chọn chỗ ngồi thuận tiện ở gần con để dễ dàng nghe và nhìn thấy con cùng các trẻ khác mà con chơi chung. Ghi chép tất cả những gì bạn thấy – các ghi chép này sẽ dần tích lũy thành một bản mô tả thú vị về hành vi của con ở các độ tuổi khác nhau, cũng như giúp bạn nhận ra một kiểu hành vi mới xuất hiện vào một thời điểm nhất định. Hãy cố diễn giải ý nghĩa của những hành vi ấy. Khi bạn nhận thấy con tỏ ra hứng thú với một điều mới, hãy nghĩ cách cho con làm quen với những hoạt động mới để có thể nuôi dưỡng và tăng cường niềm hứng thú này.

QUAN SÁT GÌ?
Nên nhớ rằng điều duy nhất mà bạn luôn biết chắc về trẻ nhỏ là: khi trẻ lớn dần theo thời gian thì sở thích, niềm hứng thú và khả năng của trẻ luôn biến đổi theo những chiều hướng bất ngờ. Mỗi khi quan sát con, bạn hãy cố quên những kinh nghiệm và hiểu biết đã thu được trước đó và tập trung vào những gì đang thực sự diễn ra trong hiện tại.

Khi con chơi, hãy chú ý xem con chọn những đồ chơi nào. Con dùng những đồ chơi đó như thế nào? Con thường chơi một mình hay với bạn khác? Bạn có nhận thấy điều gì lặp lại nhiều lần? Có phòng nào trong nhà mà con đặc biệt thích? Điều gì trong căn phòng đó hấp dẫn con?

Trong lúc quan sát, hãy nghĩ kĩ trước khi bạn can thiệp vào bất cứ việc gì con đang làm. Mục đích của bạn là học từ những gì con làm, chứ không phải hơi một tí lại nhảy vào uốn nắn con.

THỜI ĐIỂM NÀO?
Chẳng lẽ không bao giờ có thời điểm cho lời khuyên sao?

Sau khi con bạn đã “ được lắng nghe thấu đáo”, bạn có thể thận trọng hỏi lại rằng, “ Con cảm thấy như thế nào về…?”, “Con thử nghĩ xem thế này… có ích gì không?”, “Làm như vậy… con thấy thế nào?”, “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu như…?”. Bằng cách đưa ra những giải pháp đề nghị của bạn, tức là bạn đã khiến trẻ chịu nghe những ý kiến của bạn và nó sẽ cân nhắc những ý kiến ấy.

Tôi phải làm thế nào khi con tôi nhất định không chịu thổ lộ với tôi những gì nó đang cảm thấy buồn bực?

Là người lớn chúng ta cũng có những cảm xúc mà mình không hề muốn – có khi là mãi mãi – bày tỏ hay tâm sự với người khác. Có người trong chúng ta thích một mình nếm trải nỗi đau, nỗi buồn phiền, những uất ức, những nỗi xấu hổ hơn. Trẻ em cũng chẳng khác gì người lớn. Chúng cũng phát đi những tín hiệu rõ ràng khi chúng muốn ở một mình để tự chăm sóc vết thương lòng. Thậm trí khi đã nghe câu nói đầy thông cảm kiểu như, “ Hôm nay có chuyện gì hay sao ấy!” chúng vẫn quay mặt đi, hoặc bỏ ra khỏi phòng hoặc nói thẳng với bạn, “Con không muốn nói về việc đó đâu!” Tất cả những gì bạn có thể làm là hãy cho chúng biết rằng, bạn luôn sẵn sàng ở bên chúng, nếu chúng đổi ý và muốn tâm sự.

Dùng chai nhựa cũ làm trò chơi vừa vui, vừa giúp con học bảng chữ cái dễ dàng

Chỉ với những chai nhựa bỏ đi, bố mẹ đã có thể cho con một trò chơi vừa khiến trẻ thích thú, lại vừa có thể học bảng chữ cái rất bổ ích.

Bố mẹ hoàn toàn có thể biến những chai nhựa bỏ đi thành một món đồ chơi, một công cụ dạy học có thể dạy trẻ bảng chữ cái, rèn luyện tư duy và kỹ năng vận động tinh (khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay) mà không hề tốn nhiều thời gian. Món đồ chơi này cũng sẽ lôi cuốn được sự chú ý và tập trung của trẻ, giúp chúng hứng thú hơn với việc học bảng chữ cái.

Một trò chơi vô cùng thú vị và không kém phần bổ ích cho trẻ vừa học vừa chơi.

Bảng chữ cái sẽ không còn "khó nhằn" với bé khi bố mẹ biến thành trò chơi thú vị này. 
Nguyên liệu, dụng cụ cần có vô cùng thông dụng, bố mẹ có thể tìm ngay trong nhà:

- 26 chai nhựa đã qua sử dụng.
- 1 miếng gỗ hoặc 1 tấm bảng.
- Dao.
- Keo sữa hoặc keo nến.
- Bút viết bảng.

Với trò chơi này, mẹ có thể khiến bé bận rộn trong một khoảng thời gian khá dài.
Cách làm siêu đơn giản và nhanh gọn, ai cũng có thể làm được:

Bước 1: Cắt tất cả miệng của các chai nhựa ra, cắt sát miệng như hình.
Bước 2: Viết các chữ cái lên nắp chai cho đến khi đầy đủ bảng chữ cái.
Bước 3: Tương ứng hãy viết bảng chữ cái lên miếng gỗ hay tấm bảng, nhớ dãn cách các chữ cái hợp lý để đủ chỗ cho những nắp chai.
Bước 4: Tách tất cả các nắp chai khỏi miệng chai rồi lần lượt dùng keo dính các miệng chai vào các vị trí tương ứng với các chữ cái đã được viết trên bảng.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món đồ chơi kiêm dụng cụ học tập này rồi đấy. Bây giờ chỉ cần đưa cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách chơi nữa là xong. Trẻ sẽ phải khớp chữ cái trên từng nắp chai với những chữ cái tương ứng ghi trên bảng, đảm bảo đây sẽ là một trò chơi vô cùng thú vị khiến bé mê tít. Trò chơi này phù hợp cho những trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Lợi ích rõ ràng của hoạt động này rõ ràng là giúp trẻ học và làm quen với bảng chữ cái và hình dạng, cách viết của những chữ cái. Quá trình lắp nắp chai vào miệng chai cũng rất tốt cho cơ của trẻ và giúp trẻ học cách điều khiển tay của chúng một cách linh hoạt. Từ đó, nó sẽ giúp trẻ có thể tự mặc quần áo, tự đáng răng, viết và vẽ.

Xem tivi có cần chừng mực?

Ti vi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn trong nhiều gia đình. Trong nội quy gia đình, hãy đặt ra một quy định về việc xem ti vi và tuân thủ đúng như thế.


Hệ giá trị và thế giới quan của trẻ được định hình dưới tác động của bốn nguồn ảnh hưởng văn hóa: gia đình, trường học, các tổ chức tôn giáo và những nhóm đồng trang lứa. Ngày nay, truyền hình là nguồn ảnh hưởng thứ năm và có tác động mạnh mẽ không ngờ, vậy nhưng chúng ta vẫn chưa nhận thức đẩy đủ và kiểm soát được tầm ảnh hưởng của nó đối với con cái mình. Vấn đề càng trầm trọng hơn bởi có rất nhiều gia đình thậm trí còn dùng ti vi làm công cụ dỗ trẻ.

Cha mẹ thụ động

Việc để con tự do xem ti vi mà không có sự kiểm soát của cha mẹ sẽ làm phát sinh một số vấn đề. Bạo lực trên truyền hình là một vấn đề nghiêm trọng. Chỉ trong một năm, trẻ có thể xem hàng ngàn vụ giết người, đánh đấm, đâm xe và những vụ nổ trên không. Rõ rang, hệ giá trị và cách tiếp cận để giải quyết vấn đề mà nhiều nhà sản xuất coi là phù hợp thì đối với chúng ta nhiều khi lại không chấp nhận được. Một vấn đề thậm chí còn đáng ngại hơn là tính chất thôi miên của việc xem ti vi. Nhiều ông bố bà mẹ nhận thấy con mình có thể dán mắt vào chương trình truyền hình sang thứ bảy suốt nhiều giờ chẳng khác gì bị bỏ bùa.

Xem ti vi dù có tốt đến đâu chăng nữa vẫn chỉ là một hình thức giải trí thụ động, không đòi hỏi tư duy, không trí tưởng tượng và không cần nỗ lực. Không thể phủ nhận một số chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi thật sự có chất lượng tốt, nhưng đa số các chương trình phổ biến lại không đảm bảo về chất lượng.

Nội quy xem ti vi

Truyền hình chỉ có thể đem lại ảnh hưởng tốt khi xem một cách chừng mực và có sự chọn lọc kĩ càng. Trẻ không nhất thiết phải xem ti vi mới là giải trí. Hãy đặt ra một số quy định mà bạn thấy hợp lí. Hãy quyết định con được xem chương trình nào, và thời gian mỗi ngày con được ngồi trước màn hình tối đa là bao lâu. Nếu có điều kiện, hãy cho con lựa chọn: “Con có thể chọn xem những chương trình này nhưng mỗi ngày chỉ được xem tối đa ba chương trình thôi nhé. Vậy hôm nay con muốn xem gì nào?”

Khi đánh giá các chương trình truyền hình thương mại xem chúng có phù hợp cho con không, nhiều bậc cha mẹ cân nhắc tùy từng trường hợp. Đôi khi một chương trình có thể có giá trị nhưng lại có nội dung đáng ngại và dễ gây hiểu lầm. Trong trường hợp đó, cả giá đình nên cùng xem chương trình, sau đó bàn luận về những vấn đề còn khúc mắc.

Hãy lựa chọn băng đĩa phim, video trên internet có yếu tố giáo dục nhưng hạn chế thời gian cho con xem mỗi ngày.

nguồn: Tài liệu: Nuôi dạy con theo PP Montessori