Trường mầm non Aiko Montessori tổ chức Dạ hội tốt nghiệp 2018


Ngày 26/6/2018 vừa qua, trường Mầm non Aiko Montessori tổ chức sự kiện Summer Concert 2018 tại Mường Thanh Luxury Hà Nam.


Sự kiện “Dạ hội Tốt nghiệp 2018” là một thời khắc thiêng liêng đối với mỗi bạn nhỏ đang theo học tại Aio Montessori, đặc biệt là 13 bạn nhỏ sẽ bước sang cấp học mới, đánh dấu sự trưởng thành, đầy nhiệt huyết và những điều mới lạ ở trước mắt.

Summer Concert 2018 là buổi dạ hội tốt nghiệp được tổ chức cho toàn thể học sinh là các em nhỏ từ 0 – 6 tuổi đang theo học, giảng viên, nhân viên của nhà trường và đặc biệt là buổi tiệc lưu giữ kỷ niệm của các “Tân cử nhân” nhí. Được xây dựng dựa trên những ý tưởng thiêng liêng của những buổi tiệc trưởng thành cũng như là nơi mà những bậc phụ huynh của “Tân khoa” có thể nhìn lại quãng đường mà con đã qua của mình. Mọi người cùng nhìn lại những kỷ niệm trong suốt chặng đường “thăng trầm” khi con mới bắt đầu học tại mái trường Aiko Montessori, cũng như chia sẻ những niềm vui trong một năm qua.

Các bậc phụ huynh của “Tân khoa” có thể nhìn lại quãng đường mà con đã qua của mình

Đây là một thời khắc thiêng liêng đối với mỗi bạn nhỏ đang theo học tại Aio Montessori, đặc biệt là 13 bạn nhỏ sẽ bước sang cấp học mới, đánh dấu sự trưởng thành, đầy nhiệt huyết và những điều mới lạ ở trước mắt.

Năm học 2017 -2018 kết thúc, Trường mầm non Aio Montessori sẽ chia tay 13 bạn nhỏ sẽ bước sang cấp học mới, đánh dấu một giai đoạn trưởng thành mới của các bé, đồng thời cũng thể hiện kết quả sau quá trình các bé theo học tại trường.

Quay trở lại những ngày đầu thành lập trường Aiko Montessori, Sự kiện “Summer Concert 2018” năm nay mở rộng hơn các đối tượng có thể tham gia đến với buổi tiệc. Nhằm tạo cầu nối giữa gia đình phụ huynh đang có con theo học và những người quan tâm đến hoạt động của trường mầm non Aiko Montessori trong những năm qua.

Mở màn chương trình là các tiết mục văn nghệ chào mừng mang chủ đề “Việt Nam trong tôi” được thể hiện qua các tiết mục vô cùng đặc sắc.

Mở màn chương trình là tiết mục văn mang chủ đề "Việt Nam trong tôi", khơi dậy tinh thần yêu nước trong các bạn nhỏ, qua đó thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu nước

Khai mạc buổi lễ, Bà Đỗ Thị Bích – Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Chi Bảo, chủ trường Mầm non Aiko Montessori phát biểu chúc mừng các em học sinh đã hoàn thành chương trình học tại trường. Qua đó, bà cũng nêu quan điểm giáo dục của nhà trường và mục tiêu trong các năm học tiếp theo.
BÀ ĐỖ THỊ BÍCH - Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Chi Bảo, chủ trường mầm non Aiko Montessori phát biểu chào mừng sự kiện.

Tại sự kiện năm nay, trường mầm non aiko Montessori vinh dự đón nhận sự góp mặt của các ông bà: Ông Trịnh Xuân Thắng - Trưởng phòng giáo dục và đào tạo và Bà Phạm Thị Thanh Hà - Chuyên viên Tổ Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phủ Lý, sự có mặt của cán bộ Phòng Giáo dục & đào tạo tại buổi lễ còn là niềm khích lệ vô cùng to lớn đối với trường mầm non Aiko Montessori và nhất là với mục tiêu phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

Ông Trịnh Xuân Thắng (áo trắng) - Trưởng phòng giáo dục và đào tạo và Bà Phạm Thị Thanh Hà (áo đỏ) - Chuyên viên Tổ Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phủ Lý cũng có mặt tại sự kiện tổng kết.

Sau đây là một số hình ảnh đẹp diễn ra tại sự kiện:









































































































































































































































































































































































































QUAN SÁT &THEO DÕI CON


Làm cha mẹ, chúng ta thường có cảm giác phải sai bảo con làm thế này thế kia, nhưng Montessori tin rằng ngược lại, ta nên dõi theo con.

Bạn dành bao nhiêu thời gian để quan sát con? Ý tôi không phải là quan sát kiểu nửa vời trong lúc bạn đang mải làm việc khác.Tôi muốn nói là tập trung toàn bọ sự chú ý của bạn vào con trong một khoảng thời gian tương đối dài. Để bắt đầu áp dụng các nguyên tắc của Montessori trong gia đình bạn, không có cách nào tốt hơn là ngồi xuống và quan sát xem con nhìn đi đâu, con nói gì, con làm gì. Trẻ nhỏ có thể cho ta biết nhiều điều về các nhu cầu và mối quan tâm của chúng nếu ta chịu dành thời gian chú ý.

QUAN SÁT NHƯ THẾ NÀO?
Có thể bạn sẽ thấy cần một cuốn sổ tay hoặc nhật ký để ghi chép và lưu lại những điều mình quan sát được. Hãy đều đặn dành chút thời gian quan sát con. Chọn chỗ ngồi thuận tiện ở gần con để dễ dàng nghe và nhìn thấy con cùng các trẻ khác mà con chơi chung. Ghi chép tất cả những gì bạn thấy – các ghi chép này sẽ dần tích lũy thành một bản mô tả thú vị về hành vi của con ở các độ tuổi khác nhau, cũng như giúp bạn nhận ra một kiểu hành vi mới xuất hiện vào một thời điểm nhất định. Hãy cố diễn giải ý nghĩa của những hành vi ấy. Khi bạn nhận thấy con tỏ ra hứng thú với một điều mới, hãy nghĩ cách cho con làm quen với những hoạt động mới để có thể nuôi dưỡng và tăng cường niềm hứng thú này.

QUAN SÁT GÌ?
Nên nhớ rằng điều duy nhất mà bạn luôn biết chắc về trẻ nhỏ là: khi trẻ lớn dần theo thời gian thì sở thích, niềm hứng thú và khả năng của trẻ luôn biến đổi theo những chiều hướng bất ngờ. Mỗi khi quan sát con, bạn hãy cố quên những kinh nghiệm và hiểu biết đã thu được trước đó và tập trung vào những gì đang thực sự diễn ra trong hiện tại.

Khi con chơi, hãy chú ý xem con chọn những đồ chơi nào. Con dùng những đồ chơi đó như thế nào? Con thường chơi một mình hay với bạn khác? Bạn có nhận thấy điều gì lặp lại nhiều lần? Có phòng nào trong nhà mà con đặc biệt thích? Điều gì trong căn phòng đó hấp dẫn con?

Trong lúc quan sát, hãy nghĩ kĩ trước khi bạn can thiệp vào bất cứ việc gì con đang làm. Mục đích của bạn là học từ những gì con làm, chứ không phải hơi một tí lại nhảy vào uốn nắn con.

THỜI ĐIỂM NÀO?
Chẳng lẽ không bao giờ có thời điểm cho lời khuyên sao?

Sau khi con bạn đã “ được lắng nghe thấu đáo”, bạn có thể thận trọng hỏi lại rằng, “ Con cảm thấy như thế nào về…?”, “Con thử nghĩ xem thế này… có ích gì không?”, “Làm như vậy… con thấy thế nào?”, “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu như…?”. Bằng cách đưa ra những giải pháp đề nghị của bạn, tức là bạn đã khiến trẻ chịu nghe những ý kiến của bạn và nó sẽ cân nhắc những ý kiến ấy.

Tôi phải làm thế nào khi con tôi nhất định không chịu thổ lộ với tôi những gì nó đang cảm thấy buồn bực?

Là người lớn chúng ta cũng có những cảm xúc mà mình không hề muốn – có khi là mãi mãi – bày tỏ hay tâm sự với người khác. Có người trong chúng ta thích một mình nếm trải nỗi đau, nỗi buồn phiền, những uất ức, những nỗi xấu hổ hơn. Trẻ em cũng chẳng khác gì người lớn. Chúng cũng phát đi những tín hiệu rõ ràng khi chúng muốn ở một mình để tự chăm sóc vết thương lòng. Thậm trí khi đã nghe câu nói đầy thông cảm kiểu như, “ Hôm nay có chuyện gì hay sao ấy!” chúng vẫn quay mặt đi, hoặc bỏ ra khỏi phòng hoặc nói thẳng với bạn, “Con không muốn nói về việc đó đâu!” Tất cả những gì bạn có thể làm là hãy cho chúng biết rằng, bạn luôn sẵn sàng ở bên chúng, nếu chúng đổi ý và muốn tâm sự.